Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để giữ chân được khách hàng? Chúng tôi đã chia nhỏ và phân tích các chiến lược giữ chân khách hàng thành công của các thương hiệu lớn để bất kì nhà quản trị marketing nào cũng có thể sử dụng để giữ chân khách hàng cho riêng mình.
Chiến lược giữ chân khách hàng là gì
Chiến lược giữ chân khách hàng là 1 hành động hay một hệ thống các hành động được thiết kế để gia tăng giá trị cho khách hàng để khuyến khích họ tiếp tục mua hàng cũng như lan rộng thương hiệu về sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.
Mục đích của các các chiến lược giữ chân khách hàng là để tạo trải nghiệm tốt cho người dùng về sản phẩm dịch vụ. Từ đó giúp nuôi dưỡng lòng trung thành, cảm xúc tích cực để khiến khách hàng tự nguyện mua hàng các lần tiếp theo.
Khái niệm chiến lược giữ chân khách hàng
Bằng cách giữ chân khách hàng cũ, công ty có thể giúp họ nhận được nhiều giá trị về sản phẩm hơn, khuyến khích họ đưa ra các phản hồi và ý kiến tích cực trong quá trình sử dụng sản phẩm dịch vụ. Thông qua đó, những ý kiến này sẽ giúp thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng, xây dựng cộng đồng khách hàng của công ty để mọi người kết nối. Dưới đây là danh sách các chiến lược giữ chân khách hàng hiệu quả bạn nên quan tâm.
Tại sao cần phải giữ chân khách hàng?
Đối với doanh nghiệp, mặc dù việc thu hút khách hàng mới là rất quan trọng nhằm gia tăng số lượng khách hàng, tạo nhiều lượt tiếp cận mới để họ có cái nhìn mới lạ và ưa thích sản phẩm. Nhưng điều đó sẽ chỉ đạt được nếu bạn có một chiến lược đúng đắn và hiệu quả.
Chiến lược giữ chân khách hàng hiệu quả
Bên cạnh tiếp cận nguồn khách hàng mới thì việc duy trì các chương trình và chế độ chăm sóc khách hàng cũ đã từng sử dụng sản phẩm cũng rất quan trọng. Điều này giúp giữ chân khách hàng thân thiết đồng thời những phản hồi tích cực từ nguồn khách này doanh nghiệp cũng sẽ có thêm cơ hội mở rộng nguồn khách hàng mới.
Tuy nhiên khách sẽ ít khi tự mua hàng tiếp nếu không có sự chăm sóc hay những “cú huých” đến từ doanh nghiệp . Để duy trì việc chăm sóc khách hàng nhiều doanh nghiệp hiện nay đã giải quyết vấn đề này bằng cách sử dụng các phần mềm quản lý khách hàng, tuy không phải là giải pháp duy nhất nhưng đến thời điểm hiện tại đây là giải pháp hiệu quả nhất.
Cách giữ chân khách hàng hiệu quả
Nên nhớ mục đích cuối cùng vẫn là tối đa hóa lợi nhuận
Với phần lớn các doanh nghiệp, xử lý vấn đề khách hàng rời bỏ chính là xác định những khách hàng có khả năng ngừng sử dụng dịch vụ hoặc sản phẩm, sau đó nỗ lực để giữ họ lại.
Tuy nhiên, chỉ vậy thôi chưa đủ. Thay vì dùng thời gian và nguồn lực vào việc giữ chân tất cả cá khách hàng muốn rời đi, doanh nghiệp nên tập trung vào những khách hàng mang lại nhiều lợi nhuận nhất trong số đó. Dù doanh nghiệp có thành công trong việc thuyết phục một khách hàng tiếp tục sử dụng sản phẩm, thì liệu khách hàng đó có thực sự mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp hay không?
Chúng ta nên lưu ý đến cả việc tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp hơn là chỉ chăm chăm vào nỗ lực giữ chân khách hàng.
Nói lời cảm ơn để giữ chân khách hàng
Nghe có vẻ đơn giản nhưng rất nhiều người đã bỏ qua điều này khi cung cấp sản phẩm/ dịch vụ cho khách hàng. Khách hàng thích nhận được sự quan tâm và đánh giá cao từ bạn, đặc biệt khi họ đang trong giai đoạn “toàn tâm toàn ý” với bạn và bạn cần kéo dài điều này.
Nhận phản hổi thường xuyên
Những sự phản hồi hoặc những yêu cầu của khách hàng những trải nghiệm của họ về các sản phẩm dịch vụ thể hiện được cái nhìn của khách hàng đối với doanh nghiệp của bạn. Bạn không nên bỏ qua những sự phản hồi này, sự thất vọng đôi khi lại chính là nguyên nhân khiến khách hàng rời bỏ bạn.
Ngoài ra bạn cũng nên xem xét việc làm một cuộc khảo sát sự hài lòng trực tiếp đến khách hàng của bạn. Bạn không chỉ nhận được phản hồi có giá trị để giúp bạn cải thiện công việc kinh doanh mà còn giúp doanh nghiệp của bạn luôn nhận được quan tâm hàng đầu.
Xem thêm: Nhân viên lễ tân là gì? Làm thế nào để trở thành lễ tân khách sạn?
Giữ cho sản phẩm và dịch vụ nhất quán
Bạn nên nhớ rằng, khách hàng có nhiều sự lựa chọn, nhưng thử hỏi tại sao họ lại quay lại với bạn? Thực sự thì khách hàng quay lại với bạn phần lớn bởi vì sản phẩm, dịch vụ của bạn thực sự tốt và chắc chắn họ muốn những lần tiếp theo đều nhận được những sự trải nghiệm tương tự hoặc tốt hơn như thế. Diện mạo bên ngoài không thể tốt bằng chất lượng và giá trị mà bạn mang đến cho khách hàng. Bí quyết giữ chân khách hàng, khiến ưa thích và tin tưởng vào sản phẩm, dịch vụ chính là chất lượng.
Làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
Sự thoả mãn của khách hàng là những gì mà bạn cần phải phấn đấu đạt được. Đó cũng là cách tốt nhất để thu hút và giữ chân khách hàng. Hãy nhớ rằng sự trung thành của khách hàng chỉ có thể có được với mức độ thoả mãn cao, bởi vì điều này sẽ tạo ra sự thoải mái về tinh thần, một yếu tố còn đang thiếu trong sự thoả mãn thông thường vốn chỉ tạo ra một sự trung thành hạn chế, nghĩa là có thể có sự thay đổi về sản phẩm/dịch vụ và nhà cung cấp.
Những khách hàng được thoả mãn cao cũng ít quan tâm hơn đến vấn đề giá cả. Mặt hàng họ ưa chuộng sẽ luôn được chú ý và đánh giá cao, từ đó, các bạn bè, người thân của họ sẽ biết đến sản phẩm dịch vụ của bạn trong các buổi nói chuyện thân mật.
Biến đổi phương pháp kinh doanh phù hợp với khách hàng:
Những người bán hàng thành công biết rằng họ cần biến đổi sao cho các phương pháp kinh doanh của mình trở nên phù hợp với khách hàng, chứ không phải tìm cách thay đổi thị trường cho phù hợp với những gì mình muốn đưa ra. Trên thị trường thức ăn nhanh, hãng McDonald’s đã rất thành công với nguyên tắc này.
Khi các sản phẩm của McDonald’s làm ra chứa nhiều chất béo khiến một số khách hàng phàn nàn về sự tăng cân của họ, thì ngay lập tức hãng đã tung ra một loạt các sản phẩm đồ ăn nhẹ ít dầu mỡ nhưng vẫn đủ hàm lượng dinh dưỡng và mùi vị thơm ngon. Kết quả là không những khách hàng hết than phiền, mà hãng còn thu hút được thêm một lượng khách hàng đông đảo là những người ăn kiêng đang muốn tìm những đồ ăn ít béo.
Việc thực hiện tốt nguyên tắc này đòi hỏi ở bạn sự năng động, nhạy bén khi tìm hiểu và nắm bắt thị hiếu cũng như những nhận xét, góp ý của khách hàng, từ đó thay đổi sản phẩm/dịch vụ của mình cho phù hợp.
Phần thưởng cho khách hàng ưu tú nhất
Đưa ra các phần thưởng giá trị tăng dần theo số tiền mà những khách hàng trả cho bạn là một phương pháp tuyệt vời để khuyến khích các khách hàng mua hàng. Những chương trình dạng này được các ngân hàng lớn như : Techcombank, Đại Á Bank,…
Thực hiện khá nhiều và thu được kết quả khá tốt. Lợi nhuận chủ yếu xuất phát từ việc biến các khách hàng có giá trị thấp thành các khách hàng có giá trị cao nên việc kích thích khách hàng như thế này có hiệu quả rất lớn trong việc tăng doanh số bán hàng, đồng thời giảm thiểu được các kiểu chương trình phần thưởng khác có xu hướng thu hút khách hàng mua các mặt hàng có lợi nhuận thấp.
Chủ động giao tiếp
Bằng cách tìm đến khách hàng trước cả khi họ cần, bạn đang thành công trong việc mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất.
Hãy chủ động gửi đến khách hàng những thông tin về sản phẩm, dịch vụ của bạn. Rất có thể khách hàng đang tìm kiếm thêm và muốn biết liệu những gì bạn cung cấp có phù hợp với nhu cầu của họ trong thời gian dài hay không, tuy nhiên họ lại chưa biết cách. Khi đó, bạn cần gửi đến khách hàng của mình những thông tin cần thiết và khuyến khích họ, khiến họ trở nên hứng thú và tích cực hơn.
Luôn chủ động liên hệ với khách hàng!
Thường xuyên xin phản hồi từ khách hàng
Sự thất vọng của khách hàng chính là nguyên nhân dẫn đến việc khách hàng rời bỏ bạn. Để có thể tìm ra nguyên nhân gốc rễ dẫn đến sự thất vọng của khách hàng, bạn cần thường xuyên lấy ý kiến phản hồi từ họ.
Những cuộc khảo sát lấy ý kiến khách hàng thường xuyên như vậy còn chứng tỏ doanh nghiệp của bạn luôn nỗ lực để phát triển và cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ hơn nữa.
Cung cấp hỗ trợ trên các nền tảng phù hợp
Một phần của việc hiểu và hiểu khách hàng của bạn là biết nơi họ dành thời gian sử dụng sản phẩm của mình và cách họ muốn nhận hỗ trợ nhất khi cần.
Đối với hầu hết các phần, Slack hoạt động hoàn hảo như một công cụ giao tiếp tại nơi làm việc. Nhưng cũng giống như tất cả các công nghệ khác, nhiều người trong số họ ngay lập tức bắt đầu hỏi các đồng nghiệp của họ xung quanh họ và Twittersphere nếu Slack của họ bị sập (hoặc, họ nói đùa rằng có thể họ đã bị sa thải và có thể Slack của họ đã hủy kích hoạt).
May mắn thay, Slack là có để giúp đỡ khi mọi thứ gặp phải vấn đề. Họ biết người dùng của họ đang hoạt động trên Twitter và họ luôn cập nhật thường xuyên trên Twitter trong trường hợp mất điện hoặc các vấn đề khác với khách hàng của mình.
Dành thời gian cho khách hàng để biết được khi nào họ cần sự giúp đỡ và thông tin khi mà họ gặp phải vấn đề ngăn cản cảm nhận của họ giống như là họ đang ở trong bóng tối, nó sẽ làm cho bạn độc lập và tin tưởng vào đôi mắt của mình khi mà mọi thứ sai hướng
Đừng bao giờ thể hiện sự thờ ơ với khách hàng
Trong một nghiên cứu về lý do tại sao mọi người lại ngừng giao dịch với một thương hiệu, công ty thì có đến 68% câu trả lời với lý do là họ rời đi vì thái độ thờ ơ của chủ sở hữu, người quản lý hoặc nhân viên. Vậy bài học rút ra ở đây là gì?
Trong mọi trường hợp khách hàng luôn cần nhận được sự quan tâm đúng mực vì vậy hãy cố gắng hiểu những gì mà khách hàng đang cố gắng muốn nói với bạn, đừng thờ ơ trước những ý kiến của khách hàng,… Bên cạnh đó bạn cần biết cách tạo ra một đội ngũ nhân viên hoàn hảo, vì họ chính là những những trực tiếp tiếp xúc và mang đến sự trải nghiệm cho khác hàng.
Xem thêm: Tỷ lệ nợ xấu là gì? Tại sao được gọi là tỷ lệ nợ xấu?
Nếu còn thắc mắc vấn đề gì trong bài viết trên, vui lòng để lại phản hồi bên dưới. Đội ngũ phanmemquanlykhachsan.vn sẽ tích cực trả lời những phản hồi của các bạn. Chúc các bạn thành công.
Xem thêm : Macrame là gì? Giới thiệu chi tiết về Macrame
Hữu Đệ – Tổng hợp và Edit